Hà Nội: Lan tỏa Quy tắc ứng xử tại cộng đồng

VHO- Bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng được TP Hà Nội ban hành theo Quyết định 1665/QĐ-UBND với mục tiêu từng bước xây dựng, hình thành những chuẩn mực văn hóa, nhằm điều chỉnh lời nói, thái độ, hành vi của cá nhân, tổ chức nơi công cộng; xây dựng TP văn minh, hiện đại; qua đó, góp phần giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của Thủ đô, đất nước và người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Hà Nội: Lan tỏa Quy tắc ứng xử tại cộng đồng - Anh 1

 Đoàn công tác của TP Hà Nội kiểm tra việc thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử tại nơi làm việc và nơi công cộng ở huyện Phúc Thọ Ảnh: Q.TẤN

 

 Các vấn đề xã hội đang tồn tại đã giảm đáng kể

Nhằm thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội đã quan tâm, ban hành nhiều quyết định, văn bản, kế hoạch, chỉ đạo để triển khai trên toàn bộ các xã, phường, khu dân cư... Ông Kiều Trọng Sỹ, Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ cho biết, căn cứ vào đặc điểm và tình hình thực tiễn, UBND huyện đã triển khai mô hình Thôn, tổ dân phố không tệ nạn xã hội, môi trường xanh, sạch, đẹp. UBND xã Võng Xuyên là đơn vị điểm triển khai mô hình này, cùng với đó triển khai rộng khắp các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

“Mô hình hướng tới việc tuyên truyền vận động người dân tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng; tôn trọng không gian chung của cộng đồng; giữ gìn, làm đẹp cảnh quan, bảo vệ môi trường, duy trì trật tự. vệ sinh thường xuyên; ứng xử lịch thiệp, thân thiện, nhã nhặn, đúng mực; không vi phạm nội quy, quy tắc nơi công cộng; không xả rác, chất thải bừa bãi... Từ việc triển khai mô hình, với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND các xã, thị trấn, sự tích cực tham gia của cán bộ, nhân dân đã góp phần làm giảm đáng kể các vấn đề xã hội đang tồn tại và tình trạng vi phạm về vệ sinh môi trường, văn minh đô thị”, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức cho hay.

Việc thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử còn được huyện Phúc Thọ gắn với thực hiện nếp sống văn minh trong quản lý di tích và lễ hội. Huyện Phúc Thọ có 201 di tích, trong đó có 106 di tích đã được xếp hạng, gồm: 3 di tích xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt (đền Hát Môn, xã Hát Môn; đình Tường Phiêu, xã Tích Giang; đình Hạ Hiệp, xã Liên Hiệp); 45 di tích xếp hạng cấp quốc gia; 58 di tích xếp hạng cấp Thành phố; 11 địa điểm được UBND TP ban hành Quyết định gắn biển địa điểm lưu niệm sự kiện Cách mạng kháng chiến. Hằng năm, có 68 lễ hội truyền thống được tổ chức vào mùa xuân, từ tháng Giêng đến tháng Ba âm lịch, trong đó có 67 lễ hội làng và 1 lễ hội vùng (là Lễ hội truyền thống đền Hát Môn tổ chức với quy mô cấp huyện, được Bộ VHTTDL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia)... Thông qua các hoạt động tuyên truyền gắn với tăng cường kiểm tra, nhắc nhở, người dân đã có ý thức hơn trong ứng xử tại nơi công cộng và các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo. Du khách thập phương đến chiêm bái các di tích và tham gia lễ hội cũng đã thực hiện tốt Quy tắc ứng xử nơi công cộng thể hiện ở việc không gây mất an ninh trật tự, trang phục phù hợp, bỏ rác đúng nơi quy định... Hiện tượng ăn mặc hở hang, gây phản cảm không còn nhiều, không còn tình trạng tổ chức các hoạt động mê tín dị đoan tại các di tích.

Về công tác giám sát, ông Kiều Trọng Sỹ cũng cho biết, các lực lượng chức năng cũng chủ động và duy trì thường xuyên công tác kiểm tra các di tích, lễ hội. Qua đó kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm những sai phạm, các hành vi tiêu cực, lợi dụng lễ hội để hoạt động mê tín, dị đoan, kinh doanh thu lợi bất chính và các hoạt động không lành mạnh như: Lưu hành ấn phẩm văn hóa trái phép, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục; tổ chức các trò chơi mang tính cờ bạc, đỏ đen; nhắc nhở BTC các lễ hội thực hiện việc đặt tiền công đức, tiền lễ đúng nơi quy định. “Qua kiểm tra cho thấy, Ban quản lý các di tích, lễ hội đều chấp hành nghiêm túc quy định của nhà nước, đảm bảo văn minh nơi thờ tự và thực hiện tốt tự do tín ngưỡng. Toàn huyện không có phản ánh về hiện tượng trang phục phản cảm khi đi lễ đền, chùa; đặt tiền lễ không đúng nơi quy định, bài bạc, đổi tiền lẻ, mất vệ sinh ATTP…”, ông Sỹ thông tin.

Hà Nội: Lan tỏa Quy tắc ứng xử tại cộng đồng - Anh 2

 Hội LHPN huyện Phúc Thọ đã ra mắt mô hình “Thôn văn hóa kiểu mẫu” và mô hình “Di tích lịch sử kiểu mẫu” tại xã Võng Xuyên Ảnh: T.SƠN

Gắn với thực hiện quy tắc ứng xử nơi cơ quan, công sở

Tại huyện Mỹ Đức, việc ký cam kết thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng được tổ chức lồng ghép cùng cam kết thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị thuộc huyện; đồng thời chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tổ chức thực hiện ký cam kết tới từng hộ gia đình thuộc địa bàn quản lý đã nhận được sự đồng thuận của nhân dân trên địa bàn huyện.

Ông Đặng Văn Cảnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Mỹ Đức chia sẻ, nhằm thực hiện hiệu quả Bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng, huyện đã triển khai nhiều hình thức tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận trong công chức, viên chức, người lao động và nhân dân. Cán bộ, công chức không chỉ thực hiện tốt quy tắc ứng xử nơi công sở mà cũng phải thực hiện tốt tại nơi cư trú, khu dân cư, tổ dân phố.

Ngoài ra, huyện còn xây dựng mô hình trường học thân thiện, nói lời hay làm việc tốt, cảnh quan đẹp tại Trường THCS xã Phù Lưu Tế. Tại đây, nhà trường đã triển khai nghiêm túc mô hình, được tập thể cán bộ, giáo viên và các em học sinh đồng tình hưởng ứng, đạt kết quả cao.

Phòng GD&ĐT huyện cùng các trường trên địa bàn đã nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung quy chế làm việc, nội dung trong nhà trường gắn với các Quy tắc ứng xử; lồng ghép vào các tiết học như Đạo đức, Giáo dục công dân, tiết dạy về Nếp sống người Hà Nội thanh lịch - văn minh, góp phần xây dựng Nhà trường văn hóa - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch. Giáo viên, học sinh, nhân viên tại trường tự giác chấp hành nội quy, quy chế, gương mẫu về đạo đức và lối sống; không nói tục, chửi thề, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác; không đánh nhau, gây rối; tích cực tham gia xây dựng, giữ gìn không gian xanh, sạch, đẹp, môi trường trường học thân thiện, văn minh…

Cùng với đó là mô hình thôn, tổ dân phố xanh, sạch, đẹp được triển khai tại các thôn thuộc xã Hồng Sơn. Nhân dân trên địa bàn xã đã tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng; tôn trọng không gian chung của cộng đồng; giữ gìn, làm đẹp cảnh quan chung, bảo vệ môi trường; duy trì trật tự, vệ sinh thường xuyên; ứng xử lịch thiệp, thân thiện, nhã nhặn, đúng mực.

“Hai mô hình điểm này đã phát huy và nhân rộng, được UBND huyện triển khai thực hiện cùng các mô hình khác với sự đồng thuận cao của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân. Để tạo sức lan tỏa trong việc thực hiện bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng, nâng cao ý thức thực hiện của nhân dân, dưới sự hướng dẫn của Phòng VH&TT huyện, tại 22 xã, thị trấn đã tiếp tục triển khai và nhân rộng mô hình trồng đường hoa, vẽ tranh bích họa, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp, mang đến diện mạo văn minh cho Nông thôn mới..”, ông Đặng Văn Cảnh cho hay.

Bên cạnh đó, việc thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng gắn với thực hiện nếp sống văn minh trong quản lý di tích và lễ hội cũng được Ban quản lý di tích, Ban chỉ đạo, Ban tổ chức lễ hội từ huyện đến các xã, các thôn đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Có thể bằng phát thanh tuyên truyền, niêm yết Quy tắc ứng xử, nhắc nhở người dân, du khách thập phương trực tiếp hoặc trên hệ thống truyền thanh.

Tại các di tích, lễ hội, đặc biệt là Lễ hội Chùa Hương, trong các dịp cuối tuần, ngày lễ, Ban quản lý cho phát thanh liên tục từ 7h-18h để tuyên truyền về các nội dung Quy tắc ứng xử nơi công cộng, nhắc nhở người dân và du khách thập phương thực hiện đúng nếp sống văn minh nơi thờ tự và tại khu vực diễn ra lễ hội. Niêm yết 155 bảng Quy tắc ứng xử tại các nhà văn hóa thôn, di tích, chợ, nơi công cộng... Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tổ chức thực hiện ký cam kết tới từng hộ gia đình thuộc địa bàn quản lý đã nhận được sự đồng thuận của nhân dân trên địa bàn huyện. 

 Hin nay, chúng ta không có chế tài x pht đối vi nhng hành vi chưa chun mc. Bin pháp ch yếu trong trin khai thc hin Quy tc ng x nơi công cng vn ch bng hình thc tuyên truyn nhng vic người dân nên làm và không nên làm mà chưa có chế tài để x pht, nên vic điu chnh hành vi chưa hiu qu. Nếu có chế tài nghiêm khc, cp cơ s s d dàng trin khai và người dân s t giác hơn.

(Phó Ch tch UBND huyn Phúc Th KIU TRNG S)

 

 NGUYÊN KHANG

Ý kiến bạn đọc